Học nghề sửa chữa điện lạnh và quá trình đi làm nghề bạn sẽ cần phải trang bị rất nhiều kiến thức khác nhau từ trên lớp lẫn kinh nghiệm thực chiến. Đó là lý do Trường dạy nghề Bách Khoa Hà Nội thực hiện các bài viết về kiến thức nghề điện lạnh cũng như các nghề kỹ thuật khác nhằm giúp các bạn có thể tham khảo bất cứ khi nào cần.

Trong bài viết này, những lỗi hư hỏng và cách sửa chữa tủ lạnh phổ biến nhất sẽ được hệ thống đầy đủ lại dành cho các bạn.

I. Kiểm tra, xác định hoạt động của tủ lạnh

1. Kiểm tra dấu hiệu hoạt động bình thường của tủ lạnh:

- Cắm điện, vặn thermostat ra khỏi số 0, thermostat phải đóng điện và động cơ block phải làm việc được.

- Máy chạy êm, không có tiếng gõ lạ, tiếng gì của block.

- Đầu đẩy từ block đến dàn nóng phải nóng dần và giảm dần ở cuối dàn đến phin lọc

- Mở cửa tủ nghe rõ tiếng gas phun vào dàn lạnh, nhiệt độ trong tủ giảm dần. Sau 15 phút sờ vào dàn lạnh nếu thấy dính tay, lớp tuyết phủ đều là tủ còn hoạt động tốt.

- Khi tủ chạy bình thường, dàn nóng phải nóng đều, dàn lạnh có bám tuyết và có thể làm đá trong thời gian từ 3 - 6 giờ.

- Kiểm tra hoạt động của thermostat, relay khởi động, relay bảo vệ phải đảm bảo còn tốt

- Dòng điện định mức và dòng điện đo được ở tủ phải gần bằng nhau.

2. Xác định dòng điện định mức ở động cơ block:

- Dùng Ampe kìm và Ampe kế để đo dòng làm việc của block. Dòng điện này giúp ta phán đoán các hư hỏng sau này của động cơ block cũng như các hư hỏng khác.

- Nếu dòng đo được bằng hoặc bé hơn dòng định mức thì xem như tủ hoạt động bình thường, nếu lớn hơn thì tủ dễ gặp sự cố (ví dụ: dư gas, động cơ yếu...)

II. Những hư hỏng và cách sửa chữa

- Khi có biểu hiện hư hỏng, sẽ có thể đến từ 1 hay nhiều nguyên nhân gây hư hỏng. Một số nguyên nhân gây hư hỏng thường gặp có thể kể đến như:

1. Những hư hỏng khi máy nén vẫn làm việc:

- Khi động cơ chạy tốt, máy nén đủ áp suất nhưng tủ vẫn có thể mất lạnh, lạnh ít hoặc 1 số hư hỏng khác bao gồm:

a. Độ lạnh kém do:

- Thiếu gas → khắc phục chỗ hở, thay phin, thử kín, hút chân không, nạp lại gas.

- Hỏng thermostat → kiểm tra lại, nếu hư thay mới.

- Tắc ống mao → xả gas thay ống mao, thay phin, thử kín, hút chân không, nạp lại gas

- Tắc ẩm: Xử lý không khí trong gas, “tách khí không ngưng” nếu không được bạn cần xả gas và nạp lại.

- Nếu máy tắc ẩm thì không nên dùng lửa hàn đốt phin dễ gây rã hạt hút ẩm làm nghẹt ống mao.

- Độ lạnh kém: Máy nén làm việc nhưng không bình thường có thể do clape bẩn, vênh, thủng hoặc do piston, xilanh mòn hoặc vỡ ống đẩy trong block → tùy theo từng nguyên nhân trên bạn hãy xác định chính xác và tiến hành sửa chữa.

- Tủ không kín, cách nhiệt bị ẩm hoặc thủng → khắc phục dựa trên nguyên nhân xác định được (Thay mới).

b. Tủ mất lạnh hoàn toàn có thể do nguyên nhân:

- Tủ hết gas: Khắc phục bạn cần nạp gas cho tủ lạnh

- Tủ bị rò gas: Khắc phục chỗ rò rồi nạp lại gas

- Tắc ống mao: xả gas thay ống mao, thay phin, thử kín, hút chân không, nạp lại gas

- Tắc phin lọc: làm sạch phin lọc hoặc thay phin lọc mới

- Hư hỏng bên trong: Xác định nguyên nhân hư hỏng và tiến hành sửa chữa

2. Động cơ máy nén không làm việc:

- Không có điện vào.

- Động cơ hỏng.

- Máy nén hỏng.

- Nạp quá nhiều gas nên máy không khởi động được → tháo bớt gas và khởi động lại.

3. Những hư hỏng khác

- Rò điện ra vỏ và các chi tiết trên tủ→ kiểm tra hộp đấu dây, công tắc, đuôi đèn, thermostat, relay khởi động và bảo vệ, tụ.

- Máy làm việc ồn → chỉnh máy cho đúng vị trí, hoặc do máy nén quá tải, các bộ phận, cơ cấu không được neo giữ cố định hợp lý nên bị rung tủ và các bộ phận khác.

- Máy chạy liên tục → kiểm tra thermostat, vị trí đặt máy làm việc và ngừng không đúng theo quy luật. Do tắc ẩm, relay bảo vệ cắt, nhiệt độ tăng nên lại thông mạch, do ổ cắm không chặt, tiếp xúc không tốt, thermostat hư hỏng..

- Relay bảo vệ hoạt động liên tục: Coi lại điện áp, chủng loại relay, động cơ máy nén

- Tủ lạnh tiêu thụ nhiều điện do giải nhiệt không tốt, tủ đặt gần nguồn nhiệt, cách nhiệt kém, điện áp cao và thấp, công suất lạnh giảm, đặt nhiều sản phẩm → tùy thuộc vào từng nguyên nhân trên các bạn có thể sửa chữa.

Như vậy, trên đây là những lỗi hư hỏng và cách khắc phục cho từng lỗi trong khi bạn làm nghề sửa chữa điện lạnh. Hy vọng những kiến thức trên sẽ có thể giúp ích bạn trên con đường lập nghiệp.

Đừng quên hãy tiếp tục theo dõi Trường dạy nghề Bách Khoa Hà Nội để cập nhật thêm nhiều kiến thức khác nhé!

>> Xem thêm các kiến thức nghề điện lạnh khác <<

>> Tham khảo chương trình của khoá học nghề điện lạnh tại đây <<

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Gọi ngay: 0966391686 Gọi ngay: 0969583686 Gọi ngay: 0901699686
zalo